Học viện Phụ nữ Việt Nam - 60 năm truyền thống vẻ vang


 Trong thời đại công nghệ 4.0, có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn. Đối với mỗi học sinh khi học hết cấp 3, một câu hỏi luôn được đặt ra đối với chính bản thân là: mình sẽ chọn ngành gì, mình sẽ trở thành người như thế nào? 

Việc lựa chọn trở thành 'ai đó' của mỗi bạn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: xu hướng xã hội, sự sắp đặt của gia đình, sở thích…

Xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh điều kiện sống của người dân ngày càng cao, sự bùng nổ của công nghệ… thì mặt trái của sự phát triển, thiên tai, các sự kiện ngoài ý muốn cũng còn khá nhiều đã làm gia tăng nhiều vấn đề xã hội như khoảng cách giàu nghèo, tệ nạn xã hội, bạo lực, nghiện game, tâm thần, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nhiễm HIV, người khuyết tật… Công tác xã hội là một ngành học mới chứa đựng nhiều điều thú vị, là ngành học dành cho những bạn trẻ năng động, yêu thương và biết chia sẻ. Công tác xã hội là nghề luôn 'kề vai sát cánh' những hoàn cảnh khó khăn, những nhóm yếu thế. Khi bạn tham gia vào ngành này là bạn đã góp một phần trong việc rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, giúp xã hội phát triển và công bằng hơn.

Để các bạn trẻ có thể tiếp cận, tích lũy tri thức, năng lực của bản thân một cách tốt nhất, cũng như có thể hoàn thành sứ mệnh nhân văn của ngành học trong tương lai, Học viện Phụ nữ Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát huy thành quả gần 10 năm đào tạo hệ cử nhân Công tác xã hội để đem đến cho sinh viên có sự tự tin và kỹ năng làm ngay trong những giờ học, giờ thực hành trên lớp học.

Sinh viên ngành CTXH trong giờ học Tham vấn cá nhân

Sinh viên sẽ có những tháng ngày thực hành nghề, được cùng nhau đến các trung tâm công tác xã hội, trung tâm bảo trợ xã hội, những cộng đồng khó khăn để cống hiến nhiệt huyết, kiến thức, kỹ năng đã học, hỗ trợ cho những số phận kém may mắn trong xã hội.

Sinh viên ngành CTXH thực hành phát triển cộng đồng

Sinh viên tốt nghiệp ngành công tác xã hội sẽ có nhiều sự lựa chọn về nơi làm việc như: các trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm công tác xã hội, trung tâm giáo dục xã hội; các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể quần chúng; cơ quan thuộc ngành Giáo dục, Y tế, Lao động Thương binh và Xã hội…với các vị trí việc làm là người phát triển cộng đồng; nhân viên công tác xã hội hay nhà quản trị công tác xã hội; cán bộ đào tạo, nghiên cứu trong các dự án phát triển; nhà tư vấn/tham vấn trong các công ty hay trung tâm làm dịch vụ tư vấn/tham vấn tâm lý; cán bộ nghiên cứu, cán bộ dự án phát triển cộng đồng tại các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng Công tác xã hội; cán bộ hỗ trợ xã hội như tư vấn, hỗ trợ điều trị trong các bệnh viện, trường học; giảng viên tham gia vào việc giảng dạy chuyên ngành tại các trường đại học, cao đẳng trên cả nước.

Những giờ học 'bắt sinh viên phải nói' của thầy/cô đã khiến tôi từ một cô bé nhút nhát năm đầu giờ đây đã trở thành một cô giáo dạy kỹ năng với biệt danh 'cô giáo mặt trời' (Chu Thị Bích Ngọc - cựu sinh viên Khóa 2, ngành Công tác xã hội).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét